Bạn cần hỗ trợ, đặt hàng qua điện thoại ? 0902.296.128
Trang chủ » Thông tin » Thời trang » Thế giới thời trang » Thời trang H’Mong đến Paris
Những đôi giày thêu, những bộ váy batik xếp nếp và nhiều đồ bạc sáng long lánh – phong cách ăn mặc truyền thống của dân tộc thiểu số H’Mong và Tráng ở Trung Quốc đã được các nhà thiết kế cách tân hóa và giới thiệu tại Hội chợ Thương mại Thời trang Paris – khai mạc hôm 4/9.
Thời trang H’Mong đến Paris

Ba nhà thiết kế trẻ đầy hứa hẹn của Trung Quốc là He Jian, Zhu Xiaoyu và Yang Jie - đều là những người đoạt giải trong cuộc thi Sáng tạo Phong cách Trang phục Brand Cup Trung Quốc lần thứ 7 vừa diễn ra - sẽ trình làng các tác phẩm mang đậm nét thời trang của đồng bào dân tộc H’Mong và Tráng tại sự kiện thời trang thế giới nói trên – nơi hội tụ các mẫu thiết kế và bộ sưu tập “sắc nét” nhất châu Âu.

Chúng tôi nghĩ các nhà thiết kế Trung Quốc có thể giành được sự ghi nhận quốc tế khi hoà trộn các yếu tố Trung Quốc vào xu hướng thời trang thế giới”, He Jian quả quyết.

Bộ sưu tập của He Jian nêu bật sự kết hợp cách tân của các trang phục dân tộc thiểu số với trang phục hiện đại của nam giới, trong khi Zhu Xiaoyu và Yang Jie thì lại lấy cảm hứng từ các trang phục của dân tộc thiểu số H’Mong và Tráng. Giói trẻ Trung Quốc ngày nay đang tiếp tục tạo nên những sự đột phá mới khi họ được truyền cảm hứng từ thành công của một số nhà thiết kế Trung Quốc tại các kinh đô thời trang như Milan (Italia), New York (Mỹ) và London (Anh).

Zhang Zhifeng – Giám đốc nghệ thuật của công ty may NE Tiger, là một trong những gương mặt điển hình đó. Zhang áp dụng kỹ thuật thêu kim tuyến - kỹ năng thêu đặc biệt từng chỉ xuất hiện trên các trang phục hoàng tộc – trong các bộ sưu tập của mình. Anh còn sử dụng phương pháp dệt liền mảnh để làm vải may các bộ trang phục cao cấp - từng chỉ để may long bào cho các Hoàng đế. Trang phục của nhà thiết kế này thường có các hình thêu chim phượng hoàng và hoa mẫu đơn. Song việc thêu kim tuyến cực kỳ mất thời gian và phức tạp. Để hoàn chỉnh một bộ trang phục với giá khoảng 50.000 NDT (6.756 USD) thì Zhang và đội ngũ nhân công lành nghề của anh phải dầy công trong hàng tháng trời. “Thêu kim tuyến và thêu tay là những chi tiết cao trong văn hóa may mặc Trung Quốc. Thông qua các thiết kế của mình, tôi hy vọng nâng cao được nhận thức và sự đánh giá về những kiểu trang trí quý giá này ”, Zhang nói.

Sự kiên trì của Zhang đã góp phần tạo dựng tên tuổi cho NE Tiger, từng chỉ là một thương hiệu bản địa, nhưng chỉ trong vòng 10 năm đã trở thành một thương hiệu thời trang cao cấp hàng đầu Trung Quốc chuyên về lông thú, áo dài dạ hội và đồ cưới. Các cửa hàng của công ty này hiện có mặt ở Mỹ, Pháp, Italia và Nga, chưa kể các thiết kế của Zhang đã lọt vào mắt của nhiều nhân vật hoàng gia ở châu Âu, như Thái tử Đan Mạch Joachim Holger Waldemar đã chọn NE Tiger là nơi may áo dài dạ hội cho vị hôn thê của mình.

Mark Cheung hiện là một thần tượng thời trang Trung Quốc và màn trình diễn thời trang hàng năm của ông luôn được coi là sự kiện quan trọng nhất trong giới thời trang ở đất nước đông dân nhất thế giới. Trong khi các bộ sưu tập của Zhang kết hợp các yếu tố dân tộc thiểu số thì motif chính trong các tác phẩm của Cheung lại là phong cảnh và hoa văn, phong phú về màu sắc.

Bộ sưu tập áo dài của Zhang Zhifeng, Giám đốc nghệ thuật của NE Tiger. 


Không giống với Mark Cheung và Zhang Zhifeng, nhà thiết kế trẻ Ma Ke lại có một hướng đi hoàn toàn khác. Hồi tháng 2 năm ngoái, Ma đã trở thành một hiện tượng khi trình làng bộ sưu tập mang tính nghệ thuật trình diễn hơn là màn giới thiệu thời trang. Các người mẫu xuất hiện trên sàn catwalk với các trang phục và làn da đóng kết bùn, trông như những chiến binh đất nung của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Phấn chấn với thành công từ thương hiệu Exception của mình - hiện đang có mặt ở khoảng 50 cửa hàng thời trang khắp Trung Quốc – Ma vừa khai trương sản phẩm thời trang mang tên Vô dụng.

Tại tuần lễ thời trang Paris mới đây, Ma đã được mời giới thiệu các thiết kế của mình bên cạnh các thương hiệu thời trang lớn. Là một người theo chủ nghĩa tự nhiên nên Ma chỉ sử dụng chất liệu cotton và vải lanh trắng, nâu, xám và xanh; chú trọng đến các phong cách đơn giản và tự nhiên, chứ cô không áp dụng các các yếu tố rập khuôn Trung Hoa như cổ áo đứng và thêu trong các bộ sưu tập của mình. “Quảng bá thời trang Trung Quốc không có nghĩa là bạn phải trung thành với các thần tượng đã có tên tuổi. Các thiết kế đậm chất Trung Hoa thực ra không thức thời và khó được giới thời trang quốc tế chấp nhận”, Ma khẳng định. Là một người theo triết lý của Lão Tử khi coi quần áo là đầy tớ của tâm hồn người mặc, nên các trang phục của Ma đầy tính sáng tạo và thử nghiệm. Cô được các tạp chí thời trang Le MonteVogue đánh giá là một tài năng, còn sưu tập thời trang của cô là tác phẩm nghệ thuật.

Theo Thể thao Văn Hóa

Đ & T - www.depvatot.vn - Bán hàng uy tín

Văn Phòng: 38/16/18 Đường 24, P12, Gò Vấp HCM

Điện thoại: (84) 66.545.145

Đăng ký kinh doanh số 41M8027469 do UBND Gò Vấp cấp ngày 28/02/2014.

HKD/Sở hữu website Nguyễn Hà Anh

DEPVATOT IS A REGISTERED TRADEMARK OF DVT SOLUTION. ALL RIGHTS RESERVED.