Từ lâu, Hà Linh Thư đã xác định được cho mình một vị trí trong thị trường thời trang. Đã từng đi tham dự các buổi trình diễn quốc tế tại Trung Quốc, Nhật Bản, nhưng Hà Linh Thư luôn yêu thích những thiết kết mang
- Đâu là sở trường trong thiết kế của chị?
- Đó là sự tinh tế trong cách sử dụng màu sắc và sự trang nhã của kiểu dáng. Tôi nghĩ các thiết kế của tôi thanh lịch và ít đi vào các chi tiết rườm rà dù đôi khi tôi vẫn có những thiết kế cầu kỳ.
- Chị có tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ra ngoài biên giới khi mà thời kỳ hội nhập đã đến?
- Có lẽ là tôi chọn việc phát triển tốt thương hiệu của mình ngay tại trong nước đã. Và để đạt được chữ “tốt” đó, tôi nghĩ vẫn còn nhiều việc phải làm!
- Chị thấy có khoảng cách nào giữa thời trang Việt Nam và các nước trong khu vực?
- Tôi không nghĩ thiết kế của chúng ta không sánh được tầm khu vực bằng chứng là đã có rất nhiều nhà thiết kế trẻ Việt Nam giới thiệu những bộ sưu tập của mình tại khu vực và nhận được không ít lời khen ngợi.
Có chăng chỉ là chúng ta chưa có một nền thời trang phát triển, vì thế những nhà thiết kế như chúng tôi vẫn giống như những tay chơi nghiệp dư hơn là một người làm thời trang chuyên nghiệp dù thiết kế của chúng tôi không tồi.
- Được biết chị sẽ quan tâm hơn vào những thiết kế áo dài, điều gì cuốn hút chị từ tà áo dân tộc này?
- Áo dài trước hết vẫn là trang phục truyền thống được phụ nữ Việt Nam yêu thích. Tôi cũng yêu thích nó và tôi cũng không thể nói không với khách hàng của mình.
|
|
Hà Linh Thư và các mẫu thiết kế của mình
|
- Nhiều ý kiến cho rằng áo dài đã đẹp sẵn rồi nên những thiết kế thêm cho áo dài chưa chắc đã giúp tôn vinh áo dài mà có thể sẽ làm hỏng kiểu áo truyền thống này nếu gặp người thiết kế “vụng”. Điều đó có gây áp lực nào cho chị?
- Bản thân tôi cũng không thích những chiếc áo dài bị cắt nát, rườm rà với đủ các chất liệu và tôi vẫn thích đường nét của các chiếc áo dài cổ truyền. Cũng giống như việc viết nhạc thôi, chỉ có 7 nốt nhạc mà có bao nhiêu bản nhạc bất hủ từ cổ điển đến pop, rock... Thế nên chắc vẫn còn có rất nhiều sáng tạo trên chiếc áo dài truyền thống, tôi nghĩ thế!
- Ông ngoại chị, NSND Nguyễn Đình Hàm, một họa sĩ sân khấu chèo nổi tiếng. Chị có ý định một ngày nào đó thiết kế trang phục cho những loại hình nghệ thuật truyền thống như Tuồng, Chèo?
- Chắc chắn một ngày nào đó, nếu có ai mời tôi hoặc nếu có cơ hội, tôi sẽ tham gia loại hình này vì tình yêu đối với ông ngoại và gia đình.
Nhờ có ông mà tôi có được năng khiếu hội họa và thành công như hôm nay, vậy thì nếu được tiếp nối truyền thống gia đình thì còn gì bằng.