Bạn cần hỗ trợ, đặt hàng qua điện thoại ? 0902.296.128
Trang chủ » Thông tin » Thời trang » Thế giới thời trang » Người mẫu ta và Tây: Còn nhiều khoảng cách
Cuộc thi Siêu mẫu VN 2008 vừa khép lại. Sau 6 lần tổ chức, đây vẫn là “sân chơi” duy nhất ở VN “lên đời” cho người mẫu bằng các giải thưởng. Nhưng còn đó “khoảng cách” giữa cuộc thi siêu mẫu ở
Người mẫu ta và Tây: Còn nhiều khoảng cách

Người mẫu nước ngoài thường không thi hoa hậu

Cùng với ngành công nghiệp thời trang còn non trẻ, nghề người mẫu sinh sau đẻ muộn so với nhiều nghề khác ở VN. Nhưng do đặc thù nghề nghiệp, người ta dễ tìm thấy mẫu số chung khi so sánh nghề này với nước ngoài.

Tính “quốc tế” của nghề người mẫu còn thể hiện ở chỗ: không có nhiều nghề tạo cơ hội để người Việt hòa nhập với cộng đồng nghề nghiệp ở các nước như nghề người mẫu. Vì vậy, đã có một vài tên tuổi trong nước tìm kiếm được cơ hội làm việc ở nước ngoài, như: BB Minh Thúy (Philippines), Bảo Hòa, Vũ Thu Phương (Mỹ), Hà Anh (Anh), Trúc Lân (Pháp)... Tuy nhiên, vẫn còn đó những khoảng cách trong tuyển chọn, đào tạo và cả những thử thách đối với các người mẫu giữa VN và các nước, nhất là ở những kinh đô thời trang thế giới như Paris (Pháp), London (Anh), Milan (Ý)…

Người mẫu ở nước ngoài thường không đi thi hoa hậu hay dự các cuộc thi sắc đẹp như ở nước mình. Ngoài điểm chung là yêu cầu về chiều cao thì người mẫu và thí sinh thi hoa hậu không liên quan nhiều đến nhau.

Điều khác biệt so với ở VN là không phải người được xướng tên ở các cuộc thi người đẹp sẽ được coi trọng hơn một người mẫu có tên tuổi. Danh hiệu hoa hậu, người mẫu là một điều đáng tự hào nhưng thực sự đối với giới thời trang, điều này hầu như không quyết định sự thành công trong nghề nghiệp hay cát xê.

Ở nước ngoài, đôi khi các công ty thời trang cũng tổ chức các cuộc thi tuyển chọn người mẫu. Nhưng phần lớn các người mẫu sử dụng hình ảnh của mình, chủ động đến gặp agency (đại lý) và tìm cho mình một agency thích hợp. Thực tế ở VN cho thấy, nhiều công ty cũng chọn người mẫu theo cách thức này. Nhưng các cuộc thi siêu mẫu nhiều khi phô trương về hình thức giống như các cuộc thi sắc đẹp khác chứ không nhằm mục đích tìm kiếm và tuyển chọn gương mặt triển vọng để cung cấp cho làng người mẫu.

Nếu như giới người mẫu trong nước thường phải chịu nhiều tai tiếng hơn so với nhiều người làm ở các ngành nghệ thuật khác, nhất là mối quan hệ “nhạy cảm” người mẫu - đại gia và hậu trường những cuộc thi người mẫu cũng không ít chuyện ì xèo thì ở nước ngoài, mỗi người một công việc và một cuộc sống.

Đòi hỏi khắt khe, cạnh tranh gay gắt

Làm nghề người mẫu ở nước ngoài, đòi hỏi về thể hình khắt khe hơn nhiều so với ở VN. Cuộc thi siêu mẫu năm nay chỉ đòi hỏi nữ cao từ 1,65m, nam cao từ 1,75m. Trong khi đó, ở nước ngoài, người mẫu nữ diễn sô haute couture (trình diễn những trang phục thời trang được đặt may riêng do các hãng nổi tiếng thực hiện và các sản phẩm được xem như thứ hàng xa xỉ bậc nhất) đều phải cao trên 1,78m, đặc biệt họ còn đặt ra yêu cầu vòng 3 của nữ dưới 88cm. Nghĩa là người mẫu nữ phải rất gầy mới có thể “chui” vào được những bộ đồ trình diễn trong những sô này.

Các công ty người mẫu nước ngoài thường đặt ra tiêu chuẩn nữ cao từ 1,76m, nam từ 1,83m trở lên. Ở VN, nhiều đơn vị chỉ ký độc quyền với người mẫu đủ tiêu chuẩn về chiều cao 1,72m trở lên với nữ và 1,82m trở lên với nam.

Như vậy, những đòi hỏi về hình thức ngày càng xích lại gần nhau. Nhưng ở nước ngoài, nữ thường bắt đầu nghề người mẫu từ rất sớm. Người ta thấy các cô bé 13 tuổi xuất hiện ở các lớp người mẫu và tham gia các sô diễn. Các chàng trai vào nghề muộn hơn, thường từ 16 tuổi. Công ty đào tạo người mẫu thay vì người mẫu phải bỏ tiền tự học như ở ta.

Chính vì yêu cầu cao mà sự cạnh tranh trong làng mẫu diễn ra thường xuyên và rất gay gắt. Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong trình diễn là người mẫu có thể dễ dàng bị loại khỏi “cuộc chơi”.

Sự khắc nghiệt khi hành nghề người mẫu ở nước ngoài còn thể hiện ở chỗ, sau khi ký hợp đồng với công ty, người mẫu nào không ký được hợp đồng với khách hàng, nghĩa là không đem lại doanh thu cho công ty thì phải chia tay...

Khi mà những khoảng cách nói trên còn tồn tại thì độ chuyên nghiệp của người mẫu trong nước vẫn còn là vấn đề cần được quan tâm. Người ta cũng kỳ vọng hơn ở vai trò của Hiệp hội Người mẫu VN sau hai năm thành lập để hoạt động biểu diễn thời trang và nghề người mẫu ở VN ngày càng đi vào chuyên nghiệp. Các cuộc thi cần được tổ chức nghiêm túc để ngành công nghiệp thời trang ngày càng phát triển.

Theo SGGP

Đ & T - www.depvatot.vn - Bán hàng uy tín

Văn Phòng: 38/16/18 Đường 24, P12, Gò Vấp HCM

Điện thoại: (84) 66.545.145

Đăng ký kinh doanh số 41M8027469 do UBND Gò Vấp cấp ngày 28/02/2014.

HKD/Sở hữu website Nguyễn Hà Anh

DEPVATOT IS A REGISTERED TRADEMARK OF DVT SOLUTION. ALL RIGHTS RESERVED.