Nghệ sĩ thường ăn mặc theo kiểu của họ, đôi khi có vẻ bất cần đời, lập dị, bay bổng theo sở thích cá nhân bất chợt, theo hứng thú. Cũng có khi họ ăn vận chơi vơi, cẩu thả, ngồ ngộ, dớ dẩn theo cơn hứng khởi... Và dưới đây là cá
Nhà đại bác học A. Einstain để đầu bù tóc rối. Ông ăn bận rất giản dị, áo quần lùng bùng nhàu nát. Nhưng người ta lại bảo rằng ông rất biết cách ăn bận và làm dáng lắm. Ông đã tạo được một dáng dấp A. Einstain…
Nhà văn lớn L. Tolstoi thích ăn mặc đúng như một lão nông đích thực. Sophie Marceau là diễn viên điện ảnh Pháp luôn được Tổng thống F. Miltérand đi thăm nhiều nước. Cô được giới thiệu là bông hoa của nước Pháp. SophieMarceauthích những bộ quần, áo váy ở các tỉnh khác ngoài Paris. Cô thích mắc màu “im lặng”.
Đại danh họa P. Picasso luôn có 20 bộ blouse với màu sắc và kiểu dáng rất khác nhau và lạ để thay đổi xoành xoạch. Nữ danh ca Yves Soumak luôn mặc trang phục cổ của người phụ nữ da đỏ đầy màu sắc, hoa lá. Cô mặc lòa xòa và tơi tả.
A. Hitler cũng được kể là nghệ sĩ, vì chí ít ông cũng là nhà hùng biện lớn và đã sáng tác được trên 200 bức tranh. Ông có một đội ngũ chuyên viên cả nam lẫn nữ phụ trách việc chỉnh dung, hóa trang, tạo dáng, chăm sóc đầu tóc, chân tay cho ông. Và ông tuyệt đối nghe theo họ.
Lưu Tuyết Hoa là diễn viên bi kịch và điện ảnh Đài Loan nổi tiếng về sắc đẹp và cách ăn vận xênh xang, tinh nhã, cao xa, bay bổng, sương khói… Trang phục ngày thường hoặc trang phục diễn xuất cho bất cứ một vai diễn nào cô cũng kể hết cho nhà văn lãng mạn nổi tiếng là Quỳnh Dao và xin ý kiến tỷ mỉ của bà.
Lưu Tuyết Hoa tin rằng Quỳnh Dao mới có đủ con mắt tinh đời để chọn được những trang phục có đủ kiểu dáng và màu sắc “chết người”, đưa người ngắm nhìn vào mê cung.
Ở ta, nhà thơ Xuân Diệu bao giờ cũng bảnh bao mỗi khi xuất hiện. Ông rất chú ý đến bộ complet kèm cà vạt nổi bật. Đầu tóc chải làn sóng cầu kỳ, ngổn ngang, ra cái vẻ lùng bùng mà nghệ sĩ…
Họa sĩ Nguyễn Sáng ăn mặc xuềnh xoàng, luôn có cái mũ vải trắng kéo xụp xuống. Kịch sĩ Kỳ Ngung chải chuốt với bộ complet 100% Paris. Kỳ Ngung được coi như một trong những anh chàng đẹp trai nhất Hà Nội trong những năm 1940-1960.
Nhà văn kiêm kịch sĩ Đoàn Phú Tứ là tác giả bài thơ “Màu thời gian” ăn mặc chải chuốt, thường diện bộ tuýt so trắng. Tay ông cầm chiếc can quyền quý trông rất phong lưu mã thượng. Ông để râu con kiến lịch sự mà phiêu lãng. Khi ông khá tuổi, ông để bộ râu cong vênh theo kiểu của một chính khách bên châu Âu là Clémencean làm cho bộ mặt trở nên bí ẩn, ma quái, từng trải chuyện đời.
Nhà văn Nguyên Hồng luôn mặc chiếc áo cánh kiểu nông dân có hai túi phía dưới gọi là áo tấu. Ông để râu rất cầu kỳ. Ông bảo: “Tôi chơi râu như chơi phong lan”. Nhà dân tộc học Từ Chi luôn mặc bộ quần áo chàm. Lưng đeo thổ cẩm. Chất núi rừng lúc nào cũng ở ngay bên ông.
Nhà văn Vũ Trọng Can làng Bưởi thường chú ý đến việc chải mái tóc xoăn gợn sóng rất cầu kỳ. Ông thường mặc bộ trô-pi-can màu nhẹ và bao giờ cũng thắt cà vạt màu hoàng yến từ khi truyện ngắn: “Màu hoàng yến” của ông được xuất bản và được nhiều người yêu thích. Cái màu hoàng yến này có nhiều kỷ niệm với ông. Ông bảo: “Màu hoàng yến là màu buồn”.
Nhà văn Đái Đức Tuấn (Tchya) ở nhà thường mặc áo dài nâu sồng kiểu nhà Phật. Ông rất chăm chỉ, thắp lên mấy nén nhang thơm rồi ngồi xuống bàn, viết văn.
Họa sĩ Trần Đông Lương luôn mặc complét rất chững chạc và đúng kiểu. Quần là thẳng tắp. Ông thích thắt cà vạt màu đen và bao giờ cũng mặc chiếc blouse trắng bên ngoài. Lúc ở nhà, ông thường có mấy bộ quần áo may theo kiểu của các họa sĩ phương Tây như Mallet và Van Gogh.
Nhà văn Phùng Quán thường diện bộ quần áo của thanh niên Tây. Nghệ nhân Bùi Trọng Đang giỏi về các ngón đàn và hát chèo rất hay. Ông trải qua thời niên thiếu đánh đàn và làm cung văn, chầu văn ở các đền, phủ. Nhất là đền Kiếp Bạc. Ông thường chít khăn đóng và mặc chiếc áo dài the bạc màu (ông thích thế). Có người hỏi ông: “Cái áo the cà khổ của ông là màu gì?”. Ông trả lời ngày: “Màu Kiếp Bạc”.
Ca sĩ Hồng Nhung nổi tiếng ăn mặc kiểu gì, màu sắc ra sao, dáng dấp thế nào? Đều do sự chỉ bảo của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Trường hợp của Khánh Ly trước đây cũng vậy. Còn về ông, ông Sơn thường mặc bộ đồ jin. Có lúc khoác chiếc veston kiểu đờ-mi. Ông bảo với Hồng Nhung: “Áo, váy liền, may bó… màu mát…”.
Năm 1942, có lần nhà thơ Vũ Hoàng Chương chít khăn đóng. Bên trong là áo gấm dài thất thể màu đỏ in hoa. Ngoài là chiếc áo thụng màu lam. Chân đi hài long phượng. Ông đã làm cho mọi người sửng sốt.
Tất cả bộ quần áo và khăn đều do chính bàn tay của các nghệ nhân làng Trạch Xá – Vân Đình là quê hương của làng thợ may ta đo, cắt và may cho nhà thơ.
Ông bảo: “Muốn mặc kiểu ta cho đẹp thì phải về Trạch Xá. Muốn ăn phở thì phải ăn phở Nam Định. Ở Hà Nội cũng được nhưng phải là hậu duệ của các cụ ở Nam Định. Muốn ăn bún ốc thì phải ăn ở Pháp Vân, Linh Đàm (Hà Nội)…”.
Gu về ăn mặc của nhà thơ họ Vũ rất gần gũi với gu của nhà văn Nguyễn Tuân. Nhà văn này cũng có một bộ trong gấm ngoài thụng như của ông.
Năm 1980, cô Như Ý ở Huế gắn hình ảnh con đò sông Hương do họa sĩ Lưu Công Nhân vẽ trong lúc thăng hoa vào tà áo dài trắng của mình. Thật không ngờ, chiếc áo dài trắng có hình ảnh con đò trở nên rất đẹp và lạ.
Ngài Tổng giám đốc UNESCO là Amadon M Bon liền gọi anh thư ký đến và bảo: “Này, anh xin phép và chụp ngay cái tà áo này và gửi về cho nhà thiết kế mẫu thời trang ở New York và người ta phải trả cho anh một số tiền…”.
Xin bật mí: “Cô Như Ý là một nhan sắc của Huế đẹp và thơ. Cô là hướng dẫn viên giới thiệu các di tích văn hóa Huế. Cô biết nhiều ngoại ngữ, tài hoa và rất có “gu” về thời trang và hội họa".
Nhà thơ Quang Dũng có gì mặc nấy nhưng hay sửa chữa lại một vài chi tiết theo ý mình. Năm 1962, anh cùng tôi tiếp một nghệ sĩ người Trung Quốc là Tưởng Lưu Tuần. Anh mặc bộ quần áo quân đội được thay đổi đi đôi chút cho nó có vẻ dân sự. Lúc chia tay, anh ra về như một làn gió.
Anh Tưởng bảo với tôi: “Cái anh bạn để ria của anh ăn mặc đẹp quá. Ai cũng mê anh ta cho mà xem. Anh ta có cái chất phong trần bột bột (đầy ắp vẻ phong trần)…
Nữ diễn viên Hellen Miren, năm 2007 nhận giải OSCAR với vai Elizabeth trong phim Nữ hoàng Elizabeth đã tuyên bố: “Tôi không bao giờ đủ nhan sắc để trở nên một biểu tượng người mẫu cao cấp. Phải phối hợp với áo quần (kiểu dáng, màu sắc, hình thức) và các đồ trang sức để tạo ra những nét về điêu khắc và hội họa. Đi, đứng phải là bức tranh và toát ra những gì mưa gió…